KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG 2017 -2022 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2027

UBND HUYỆN ĐỨC TRỌNG     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS PHÚ HỘI                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số 01 /KHCL- THCS

                                                                   Phú Hội, ngày 20  tháng 9 năm 2017.

 

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG 2017 -2022 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2027

 

Trường THCS Phú Hội được thành lập từ năm 1992, được tách ra từ trường cộng đồng Phú Hội, 25 năm mươi xây dựng và phát triển, nhà trường đã từng bước lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Những năm gần đây, được sự chỉ đạo, quan tâm đầu tư của: Uỷ ban nhân dântỉnh Lâm Đồng, UBND huyện Đức Trọng, Phòng GD-ĐT huyện Đức Trọng, sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhiệt tình hội cha mẹ học sinh, với quyết tâm cao thầy và trò trường THCS Phú Hội đã vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ  được giao. Quy mô trường lớp được ổn định và giữ vững, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao. Nhà trường luôn đi đúng đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện.

Cơ sở vật chất của nhà trường đầy đủ. Phòng học, phòng chức năng phòng bộ môn với trang thiết bị đầy đủ. Khu vui chơi, khu luyện tập TDTT, đảm bảo việc phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường theo quy định, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Tổng quan nhà trường được bố trí, quy hoạch một cách khoa học. Ngoài khu phục vụ học tâp, nhà trường còn chú trọng sửa sang và tu bổ khuôn viên, tôn tạo cảnh quan nhà trường tiến tới xây dựng trường học thân thiên, trường xanh – sạch – đẹp.

Đội ngũ của trường: Ban giám hiệu nhà trường đều có trình độ trên chuẩn về chuyên môn, năng lực quản lý khá tốt. Nhà trường có  trên 60%  giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, đội ngũ giáo viên v÷ng vµng về chuyên môn, có ý thức trách nhiệm cao, tâm huyết với phong trào giáo dục. Học sinh của trường chăm ngoan, có truyền thống hiếu học.

Việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2017 – 2022 tầm nhìn 2027 nói riêng và kế hoạch chiến lược phát triển của các nhà trường trong toàn ngành nói chung có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2010 – 2020 của đất nước. Cùng với các nhà trường xây dựng ngành giáo dục & đào tạo huyện  phát triển ổn định, chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng, của huyện của tỉnh và đất nước nói chung.

  1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG – ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
  2. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG:

1.1. Đội ngũ cán bộ giáo viên năm học

Thời gian   Tổng số Số luợng Nữ Thạc sỹ Đại học Cao

đẳng, TC

Đảng

Viên

 (9/2017) Quản lý 31 2 0   2   2
Giáo viên 31 20   20 11 11
Nhân viên 5 4   1 3 0

 

  Số lượng Trình độ

Trên chuẩn

Trình độ chuẩn Đảng viên
Tổ Toán-Lý 9 6 3 4
Tổ KH Xã hội 10 7 4 3
Tổ Sinh Hóa- TD- CN 9 5 4 3
Tổ Anh 4 2 2 3
TổVăn phòng 6 1 4 0
  38 21 17 13

 

1.2. Học sinh

  Năm học

2013-2014

Năm học

2014-2015

Năm học

2015-2016

Năm học

2016-2017

Năm học

2017-2018

Năm học

2018-2019

Tổng số.            
– Khối lớp 6            
– Khối lớp 7            
– Khối lớp 8            
– Khối lớp 9            
Nữ            
Dân tộc            
Đối tượng chính sách            
Khuyết tật            
Tuyển mới            
Lưu ban            
Bỏ học            
Học 2 buổi/ngày            
Bán trú            
Nội trú            
Tỷ lệ bình quân HS/lớp            
Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi            
– Nữ            
– Dân tộc            
Tổng số HS HT chương trình L9/TN THCS            
– Nữ            
– Dân tộc            
Tổng số HS giỏi

cấp tỉnh

           
Tổng số HS giỏi

cấp QG

           
Tỷ lệ chuyển cấp

 

           

 

Chất lượng giáo dục toàn diện của trường trong những năm gần đây:

           Hạnh kiểm

Năm học Tổng số HS XL Tốt XL Khá XL TB XL Yếu
SL % SL % SL % SL %
2013 – 2014                  
2014 – 2015                  
2015 – 2016                  
2016 – 2017                  
2017 – 2018                  
2018 – 2019                  

kết quả xếp loại học lực

Năm học Số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém
TS % TS % TS % TS % TS %
2012 – 2013                      
2013 – 2014                      
2014 – 2015                      
2015 – 2016                      
2016 – 2017                      

Chất lượng học sinh giỏi và tham gia các các cuộc thi.

 

Đánh giá chung: Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ổn định, có nhiều chuyển biến tích cực, năm sau cao hơn năm trước.

1.3. Cơ sở vật chất:

a, Phòng học và các phòng chức năng phục vụ hoạt động trong nhà trường

    Phòng học: Tổng số 16  phòng học kiên cố; 05 phòng học bộ môn .

    Thư viện: Hiện tại có 01 phòng ,diện tích 60 m2.với hơn 5000 đầu sách, và hơn 1000 đầu báo

Phòng chức năng: Trường có 01 phòng họp Hội đồng, 01 phòng HT, 01 phòng PHT, 01 phòng Văn thư – Kế toán, 1 phòng Y tế,  1 phòng đội,1 Phòng thiết bị tổng hợp, 1 phòng truyền thống, 2 phòng tin học, 2 phòng học Anh văn, 01 phòng nhạc.

  1. Trang thiết bị phòng học và thiết bị dạy học

Các phòng học được trang bị đầy đủ bàn ghế hai chỗ ngồi, có bảng chống loá, hệ thống ánh sáng đảm bảo yêu cầu .

Có  15  máy chiếu đa năng,  02 máy tính xách tay phục vụ hoạt động văn phòng 40 máy tinh phục vụ học tập phòng tin, được nối mạng Iternet.

  1. Khu vực công cộng:

– Có hệ thống nước phục vụ cho sinh hoạt và học tập của học sinh

  1. Khu vệ sinh: Có khu vệ sinh nam, nữ tách biệt, sạch sẽ đảm bảo tiêu chí vệ sinh công cộng.

đ. Khu vực nhà xe kiên cố đáp ứng cho giáo viên,  học sinh.

 1.4. Điểm mạnh

– Đội ngũ CB,GV,NV đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu, tỷ lệ trên chuẩn khá cao chiếm  62%, đảng viên chiếm tỷ lệ 35%, cơ sở vật chất đủ đáp ứng cho công tác dạy học,  đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức dạy 2 buổi/ngày.

– Lãnh đạo nhà trường có trình độ trên chuẩn, có kinh nghiệm, năng lực  trong công tác lảnh đạo, Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Chỉ đạo điều hành các hoạt động của nhà trường một cách đồng bộ hiệu quả. Phát huy dân chủ trong trường học

– Đội ngũ giáo viên: đạt chuẩn và trên chuẩn cao, phần lớn là trẻ có tuổi đời cao nhất là 55, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, có ý chí tiến thủ, tự giác học tập nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nhiều đồng chí có triển vọng tốt, năng động sáng tạo, mạnh dạn đổi mới tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt.

– Chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn  ổn định và đang có những bước tiến khả quan.

– Sau nhiều năm hoạt động nhà trường đã thu  được những kinh nghiệm về công tác quản lý, các nền nếp tốt. Cảnh quan nhà trường đảm bảo “Xanh  – sạch – đẹp”.

– Trường đã đạt chuẩn quốc gia, chuẩn xanh – sạch – đẹp – an toàn.

1.5. Điểm yếu

– Tay nghề của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, một số đồng chí chưa đầu tư nhiều cho chuyên môn nghiệp vụ, ngại đổi mới. Số giáo viên chuyên sâu về bộ môn và kinh nghiệm trong việc giảng dạy chưa nhiều. Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đầu tư trong việc dạy học và giáo dục học sinh.

– Chất lượng học sinh chưa đồng đều, một số môn thi còn thấp hơn so với mặt bằng chung của huyện.

– Khu hiệu bộ được xây dựng từ năm 1960 hiện nay xuống câp trầm trọng, chưa đảm bảo diện tích cho các hoạt động.

Chưa có phòng đa năng, sân bóng đá đủ chuẩn phục vụ cho các hoạt động thể chất cho học sinh.

– Chưa có hệ thống lọc nước phục vụ cho học sinh.

  1. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI:

Trường THCS  Phú Hội thuộc địa bàn xã Phú Hội- Huyện Đức Trọng là địa phương có truyền thống yêu nước, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc, người dân có truyền thống hiếu học. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu nguời còn ở mức thấp. Nhà trường có nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh đại trà, bồi dưỡng học sinh giỏi, làm tốt công tác phát triển giáo dục, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học trong công tác quản lý chúng tôi nhận thấy các thời cơ, và các thách thức sau:

2.1. Thời cơ.

– Được sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các Ban ngành đoàn thể trong địa phương.

– Được Phụ huynh và học sinh tín nhiệm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường .

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên đang trẻ hóa, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt.

– Chất lượng giáo dục được ổn định và vững chắc

– Trường có bề dày về thành tích, học sinh hiếu học.

 2.2. Thách thức:

– Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục và ý thức, động cơ học tập;  sự quan tâm của cha mẹ học sinh, của xã hội trong thời kỳ hội nhập.

– Chất lượng của một số  giáo viên, công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

– Một số học sinh thuộc vùng đồng bào dân tộc trình độ dân trí còn thấp, nên công tác phối hợp trong công tác giáo dục hạn chế.

– Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên sa sút ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục.

2.3. Xác định các vấn đề ưu tiên:

– Đẩy mạnh công tác Phổ cập giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục; trước mắt chống học sinh bỏ học, tập trung phụ đạo học sinh yếu kém. Phấn đấu đạt được trường có chất lượng cao.

– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đủ Tâm và Tầm để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.

– Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

– Đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đáp ứng theo các yêu cầu của các chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.

– Xây dựng trường đạt chuẩn mức độ II năm 2019, kiểm định chất lượng đạt mức độ 3 “nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”.

 

II/ TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI

  1. Tầm nhìn:

     Là một trong những trường chất lượng tốt. Nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

  1. Sứ mệnh:

     Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, có chất lượng giáo dục tốt, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết tài năng của mình.

  1. Các giá trị cốt lõi:

– Đoàn kết

– Hợp tác

– Trách nhiệm

– Bao dung

– Trung thực

– Sáng tạo

– Khát vọng vươn lên

III/ MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.

1.Mục tiêu.

1.1. Mục tiêu tổng quát:

       Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, theo hướng tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

   1.2 Các mục tiêu cụ thể:

– Mục tiêu ngắn hạn: giữa  năm 2019, hoàn thiện các loại hồ sơ, quản lý khoa học; nâng cao  chất lượng các mặt giáo dục,  hoàn hồ sơ công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ II, kiểm định chất lượng đạt mức độ 3,  đánh giá ngoài đối với cơ sở giáo dục.

– Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2018 – 2020, nâng cao chất lượng GD toàn diện, nâng cao tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đáp ứng công tác đổi mới giáo dục, bổ sung cơ sở vật chất hiện đại hóa các thiết bị của  hệ thống phòng học bộ môn, phòng chức năng, trường được công nhận lại đạt chuẩn quốc gia. trường phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

+ Chất lượng giáo dục được khẳng định.

+ Thương hiệu nhà trường được nâng cao.

+ Phổ biến rộng rãi thương hiệu nhà trường tới các thế hệ GV, HS và xã hội.

– Mục tiêu dài hạn: + Đưa nhà trường trở thành trường chất lượng cao về mọi giá trị.

  1. Chỉ  tiêu.

    2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên:

– Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 85%.

– Giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo các phần mềm soạn thảo, vận dụng tốt kỷ thuật dạy học tích hợp.

–  Có trên 70% giáo viên có trình độ Đại học.

– Phấn đấu 90% cán bộ tổ chuyên môn đạt trình độ Đại học, là đảng viên .

    2.2. Học sinh

– Qui mô:  + Lớp học: ổn định 16 lớp.

+ Học sinh: trên 550 học sinh.

– Chất lượng học tập:

+ Trên 75% học lực khá, giỏi (35% học lực giỏi)

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 3%, không có học sinh kém.

+ Xét TN THCS đạt 100%

– Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.

+ Chất lượng đạo đức: 98% hạnh kiểm khá, tốt.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

    2.3. Cơ sở vật chất.

Bàn ghế phòng bộ môn đảm bảo đủ chuẩn, có hồ bơi, bổ sung máy tính phòng tin, thư viện, trang bị các phòng học có máy chiếu.

– Xây cổng trường, nhà bảo vệ, phòng tiếp dân, nâng cao hàng rào

– Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, đầu tư  mua sắm mới bộ ĐDDH đồng bộ từ lớp 6-9.

– Phòng tin học hàng năm  được nâng cấp theo hướng hiện đại.

– Giữ vững môi trường sư phạm “ Xanh – Sạch – Đẹp- An toàn”

  1. Phương châm hành động

               “Chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường”

V/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

  1. Các giải pháp chung

– Tuyên truyền trong CBGV và học sinh về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

– Xây dựng Văn hoá nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.

– Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với phụ huynh học sinh các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.

  1. Các giải pháp cụ thể
  2. Thể chế và chính sách:

–  Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.

– Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.

  1.  Tổ chức bộ máy:

– Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng CBGV phù hợp với yêu cầu giảng dạy.

– Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong Trường.

  1. Công tác đội ngũ :

– Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá, giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

– Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

– Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ GV có thành tích xuất sắc.

– Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ GV đầu đàn, cán bộ GV trẻ, có tài năng bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

– Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ  giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.

  1. Nâng cao chất lượng giáo dục:

– Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn, chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản; phát triển năng lực học sinh.

– Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục.

– Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.

  1. Cơ sở vật chất:

– Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, các phòng học bộ môn, khu làm việc của giáo viên, khu vui chơi thể dục thể thao của HS.

– Tiếp tục đầu tư máy tính và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng Lan và Internet.

  1. Kế hoạch – tài chính:

– Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của từng tổ CM và  nhà trường.

– Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý, và minh bạch các nguồn thu, chi.

– Tham mưu với hội cha mẹ học sinh để tăng cường sự hợp tác \\của phụ huynh HS.

– Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân, để cổ vũ động viên phong trào học tập.

– Hoàn thiện CSVC đảm bảo hiện đại hóa đáp ứng công tác đổi mới giáo dục vào năm 2020.

  1. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu:

– Xây dựng và khai thác có hiệu quả website của trường. Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của trường qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, sách, báo, các tạp chí… Khuyến khích giáo  viên  tham gia tích cực vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và ngành, tham gia trường học kết nối..

– Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên.

– Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

V/ VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN THAM GIA

  1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường. Đăng tải trên trang Wes của nhà trường.

  1. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
  2. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

– Giai đoạn 1: Từ năm 2017 – 2019 : Phấn đấu đạt trường chuẩn mức độ 2 và  chuẩn về chất lượng kiểm định giáo dục mức độ 3

– Giai đoạn 2: Từ năm 2019 –  2020: Nâng cao chất lượng giáo dục, đầu tư chất lượng mũi nhọn. Tăng cường cơ sở vật chất cho các khối phong học và phòng chức năng.

– Giai đoạn 3: Từ năm 2020 – 2022: Tham mưu với đảng, chính quyền địa phương, xây dựng CSVC đảm bảo đủ chuẩn, cố vững chắc các giá trị đã xây dựng. Trường đạt tập thể lao động xuất sắc,

  1. Đối với Hiệu trưởng:

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:

– Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường.

– Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu lớn có liên quan đến nhiều đơn vị.

– Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển.

  1. Đối với Phó Hiệu trưởng:

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

  1. Đối với tổ trưởng chuyên môn:

     Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

– Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.

– Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.

– Chủ động xây dựng các dự án phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường.

  1. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV:

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

  1. Đối với học sinh:

Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học trung học hoặc học nghề.

Ra sức rèn luyện đạo đức để trở thành những người công dân tốt.

  1. Hội cha mẹ học sinh

– Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

– Tăng cường giáo dục gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức đối với con em, tránh “khoán trắng” cho nhà trường.

  1. Các Tổ chức Đoàn thể trong trường:

– Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường.

– Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

  1. Kiến nghị với các cơ quan chức năng:

–  Đối với  Phòng giáo dục – đào tạo Huyện Đức Trọng:

+ Phê duyệt Kế hoạch chiến lược  cho trường  trong thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch các hoạt động của nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển.

+ Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

– Đối với chính quyền địa phương, UBND Huyện Hỗ trợ tài chính hoạt động, nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng trường lớp cho nhà trường để thực hiện Kế hoạch chiến lược.

 

                                                                                                 HIỆU TRƯỞNG

        Nơi nhận:                                                                       (đã ký)

  • PGD (B/c);
  • UBND xã PH(B/c);
  • Lưu                                                                      Thái Thị Tường Lâm

 

                     PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT ĐỨC TRỌNG